Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

Bệnh mà mẹ có thể lây cho bé

Siêu vi viêm gan B là một loại virut hướng gan, gây ra bệnh viêm gan có thể lây truyền qua các con đường: mẹ truyền sang con (đây là đường lây quan trọng nhất), đường tình dục (bệnh viêm gan B có thể lây qua hoạt động tình dục cùng giới hoặc khác giới), truyền máu hoặc chế phẩm máu nhiễm siêu vi B hoặc tiếp xúc với dịch tiết của bệnh nhân viêm gan B, dùng chung kim tiêm có nhiễm siêu vi B….
Người mẹ bị nhiễm viêm gan siêu vi B trước khi có thai có thể truyền sang cho con khi đang mang thai. Nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi có thể lên tới 90% nếu không có biện pháp bảo vệ ngay sau khi sinh. Ngoài ra viêm gan B có thể truyền từ mẹ sang con trong lúc sinh hoặc khi cho con bú. Do hệ thống miễn dịch của trẻ chưa tự sản xuất ra kháng thể nên trẻ có xu hướng dễ nhiễm virus gây viêm gan B.
Ảnh minh họa

Nếu như ở người lớn 90% trường hợp nhiễm siêu vi viêm gan B ở tuổi trưởng thành sẽ hồi phục hoàn toàn, chỉ có 10% chuyển thành “người mang trùng mạn tính” thì ở trẻ em, nhiễm siêu vi B từ lúc mới sinh, bệnh diễn biến khác hẳn. Khoảng 90% số trẻ này sẽ trở thành người mang bệnh mạn tính. Giai đoạn này kéo dài nhiều năm, có thể không có biểu hiện lâm sàng, cuối cùng dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như xơ gan, ung thư gan...
Để mẹ không lây truyền viêm gan B cho con, trước hết người mẹ bị viêm gan B phải điều trị bệnh ổn định trước khi mang thai và tiêmphòng cho trẻ ngay sau khi sinh. Có thể tiêm huyết thanh đặc hiệu chống siêu vi B hoặc vắc xin hoặc cả hai. Tiêm vắc xin phòng viêm gan B cho trẻ theo đúng lịch tiêm chủng.
Lây truyền HIV
Lây truyền HIV từ mẹ sang con là một trong ba con đường lây nhiễm của HIV. Người mẹ nhiễm HIV có thể truyền HIV cho con trong cả ba thời kỳ: mang thai, khi sinh và cho con bú.
Khi mang thai:
HIV từ máu của mẹ nhiễm HIV qua rau thai để vào cơ thể thai nhi. Sự lây truyền HIV trong thời kỳ mang thai có thể xảy ra sớm ngay khi thai nhi mới được 8 tuần tuổi và có thể kéo dài trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên người ta nhận thấy tỷ lệ lây truyền HIV qua nhau thai tương đối cao vào thời kỳ tuổi thai được trên 18 tuần. Khoảng 20-30% số trẻ em bị lây truyền HIV từ mẹ được cho là lây truyền qua bánh nhau. Tỷ lệ này có thể tăng lên, hay nói cách khác, nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con qua bánh nhau sang thai nhi tăng lên nếu tuổi của mẹ tăng lên hoặc khi mang thai rồi mẹ mới bị nhiễm HIV, vì khi đó nồng độ HIV trong máu rất cao. Tương tự như vậy, người mẹ bị nhiễm HIV ở giai đoạn muộn, tức là đã ở giai đoạn AIDS mới mang thai thì nguy cơ này cũng tăng lên.
Khi sinh:
Cho dù có một tỷ lệ nhất định trẻ sơ sinh bị nhiễm HIV từ khi còn nằm trong tử cung, nhưng rất nhiều nghiên cứu cho rằng sự lây truyền HIV từ mẹ sang con thường xảy ra muộn vào thời kỳ chuyển dạ, hoặc khi đứa trẻ “đi qua” đường sinh dục của mẹ để ra ngoài khi trẻ đã tiếp xúc trực tiếp với dịch âm đạo hoặc máu của mẹ hoặc do sự trao đổi máu mẹ- thai nhi khi chuyển dạ.
HIV từ nước ối, dịch tử cung, dịch âm đạo của mẹ xâm nhập vào đứa trẻ. Khi sinh HIV cũng có thể qua các vết loét ở cơ quan sinh dục mẹ mà dính vào cơ thể của trẻ sơ sinh. Người ta cũng cho rằng các cơn co tử cung mạnh cũng có thể đẩy HIV từ máu mẹ vào tuần hoàn của thai nhi.
Khoảng 50-60% số trẻ em bị lây nhiễm từ mẹ được cho là bị lây truyền trong khi sinh. Đối với những trường hợp đẻ khó, chuyển dạ kéo dài, phần mềm của người mẹ bị dập nát, thai bị xây xước, sang chấn thì nguy cơ lây nhiễm HIV của trẻ tăng lên.
Vỡ ối sớm cũng là một nguyên nhân làm tăng nguy cơ này. Thời gian từ khi vỡ ối đến khi sinh càng dài thì nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con càng tăng lên, nhất là khi thời gian này kéo dài trên 4 giờ. Kết quả phân tích nhiều nghiên cứu của nhóm HIV chu sinh quốc tế cho thấy cứ mỗi giờ sau khi vỡ ối nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con tăng thêm 2%.
Khi cho con bú:
Cho dù với nồng độ không cao nhưng HIV cũng có trong sữa mẹ nên nó có thể lây nhiễm cho trẻ khi chúng bú sữa người mẹ nhiễm HIV. Khi trẻ bú mẹ, HIV từ sữa mẹ có thể xâm nhập qua niêm mạc miệng, lưỡi, lợi của đứa trẻ và lây nhiễm cho trẻ này, nhất là trong trường hợp trẻ có các viêm nhiễm trong khoang miệng. Hoặc trong trường hợp vú mẹ có viêm nhiễm, có vết nứt hay khi trẻ mọc răng cắn gây chảy máu thì HIV còn có thể theo máu vào miệng trẻ, xâm nhập qua niêm mạc trong khoang miệng và gây nhiễm HIV cho trẻ. Khoảng 20-30% số trẻ em bị nhiễm HIV từ mẹ được cho là bị lây qua bú sữa mẹ tùy thuộc vào thời gian và cách nuôi con bằng sữa mẹ.
Nguy cơ lây truyền HIV qua bú sữa mẹ sẽ tăng lên nếu mẹ nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS (nồng độ HIV trong máu mẹ cao) hoặc mẹ mới nhiễm HIV sau khi sinh con hay vào thời kỳ cho con bú mẹ mới bị nhiễm HIV (vì trong thời kỳ mới nhiễm HIV, nồng độ HIV trong máu mẹ cũng rất cao); thời gian cho trẻ bú dài (càng dài thì nguy cơ lây truyền HIV sang con càng cao); nuôi trẻ hỗn hợp: vừa cho trẻ bú mẹ, vừa cho ăn thêm ngoài (các thức ăn, đồ uốngkhác có thể là nguyên nhân gây ra tiêu chảy làm tổn thương niêm mạc ruột. Điều này làm cho virus từ sữa mẹ dễ xâm nhập vào cơ thể trẻ).
Vì vậy, để dự phòng và giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con, người phụ nữ nhiễm HIV mang thai cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn chăm sóc thai sản, theo dõi và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Trong quá trình chuyển dạ, cần tiếp tục hợp tác tốt với các thày thuốc sản khoa để giúp cho cuộc đẻ được thuận lợi và an toàn. Các bà mẹ cũng cần chủ động hỏi ý kiến các thày thuốc về cách nuôi trẻ sau sinh, và tuân thủ các hướng dẫn về chăm sóc và điều trị củathày thuốc.
Lậu
Bệnh lậu do vi khuẩn Neisseria gonorrhea gây ra. Loại vi khuẩn này hay có ở những vùng ẩm ướt của cơ thể như âm đạo, dương vật, mắt, họng và trực tràng. Bệnh lậu cũng có thể lây lan qua mọi hình thức quan hệ tình dục như qua đường miệng, đường âm đạo và trực tràng.
Khi bị nhiễm lậu, các triệu chứng ở nữ giới thường không điển hình, tiến triển thầm lặng và ít khi có triệu chứng cấp tính.
Người mẹ mang thai mắc bệnh lậu nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, hoặc có điều trị nhưng không triệt để, thì bệnh từ người mẹ sẽ truyền cho con. Trẻ có thể nhiễm vi khuẩn lậu khi tiếp xúc với bộ phận sinh dục của mẹ khi sinh, trong đó bệnh hay gặp nhất là viêm kết mạc mắt ở trẻ sơ sinh do vi khuẩn lậu.
Các triệu chứng thường gặp sau khi sinh 3 ngày và thường xuất hiện ở cả hai mắt làm cho mi mắt trẻ biến dạng, phù nề, dính vào nhau, tiết nhiều mủ vàng xanh, kết mạc cương tụ và xuất huyết. Nếu không được điều trị có thể gây biến chứng loét, thủng giác mạc và dẫn đến mù… Đôi khi trẻ bị lây nhiễm cả lậu và Chlamydia, thường từ chất tiết của cổ tử cung.
Ngoài ra, nếu bệnh lậu không được điều trị từ trước khi có thai có thể dẫn đến viêm tiểu khung. Đây là yếu tố nguy cơ gây chửa ngoài tử cung, tăng nguy cơ đẻ non cũng như các biến chứng có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ.
Vì vậy, mọi phụ nữ mang thai có nguy cơ cao (có nhiều bạn tình, quan hệ tình dục với người bị bệnh mà không có dụng cụ bảo vệ), cần làm xét nghiệm để tầm soát ngay từ lần khám thai đầu tiên và lần nữa vào 3 tháng cuối của thai kỳ để hạn chế các biến chứng của bệnh. Bệnh có thể điều trị dễ dàng, do đó nên tham khảo ý kiến thầy thuốc nếu thuộc nhóm có nguy cơ cao hoặc có triệu chứng của bệnh lậu.
Ngoài ra, trẻ cũng có thể mắc các bệnh như mụn rộp (Herpes), nấm, bệnh do Chlamydia, Rubella… nếu mẹ mắc các bệnh trên.
BS. Nguyễn Bích Ngọc

Sức khỏe : bệnh ảo giác ở người già

Bệnh ảo giác ở người già  (Hallucination) là căn bệnh liên quan đến hệ thần kinh, một số giác quan của con người bị rối loạn làm cho người bệnh rơi vào trạng thái nửa mê nửa tỉnh. Đề cập về căn bệnh này, tạp chí Live Strong của Mỹ vừa cập nhật 6 điều cần biết để phòng tránh chữa trị, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho những người trong cuộc.
Bệnh ảo giác là gì?
Bệnh ảo giác đôi khi còn gọi là chứng ảo giác giác quan (Sensory hallucination), trong đó giác quan bị rối loạn, người trong cuộc tưởng như mình nghe thấy, nhìn thấy, cảm thấy những việc mà thực tế lại không có thật. Chính những ảo giác này làm họ lo lắng, sợ hãi và tìm cách đối phó hoặc chạy trốn. Thậm chí có người còn nghe thấy giọng nói hoặc người vô tình ở ngay trong thân xác của bản thân họ, điều khiển họ làm những việc nguy hiểm như tấn công người khác, có người còn cảm thấy đang bay bổng rơi xuống vực thẳm sâu. Nhóm người này còn có những chứng bệnh khác đi kèm như ảo thị, ảo thính, ảo vị, ảo khứu giác.
Bệnh ảo giác ở người già: Phòng tránh và chữa trị 1
Nguyên nhân gây chứng ảo giác
Trước tiên những người mắc phải căn bệnh này thường đi kèm chứng sa sút trí tuệ, suy giảm trí nhớ, bị mù hoặc bị điếc, mắc phải những căn bệnh trầm trọng khác liên quan đến não bộ, đặc biệt là khối u não, gan thận bị suy yếu không làm được chức năng vốn có, bị trúng độc, hoặc bị rối loạn tâm lý hoặc do thay đổi một số loại thuốc chữa bệnh, bị nhiễm trùng, bị bệnh tim mạch hoặc bị chấn thương. Ngoài ra còn co những lý do tâm thần làm cho bệnh tình gia tăng, ví dụ như: ảo giác thấy người thân qua đời nay hiện về khuyên nhủ; nghiện thuốc kích thích, rượu bia cũng là nguyên nhân làm gia tăng bệnh. Chứng ảo thị thường là do ngộ độc  rượu, ma túy, cocain, nhiễm độc chất salicylat, u-rê máu tăng vọt, do mắc bệnh sa sút trí tuệ thể nhẹ Alzheimer… Chứng ảo thính thường làm cho bệnh nhân khó chịu buồn bực dẫn đến suy luận, cho rằng người khác nói xấu mình. Chứng ảo vị, ảo khứu là căn bệnh sai lệch về mùi vị, xúc giác, thường xuất hiện ở nhóm người nghiện ma túy. Đôi khi người bệnh cảm thấy những bộ phận trong cơ thể chuyển động hay có những vật gì đó đang di chuyển trong người.
Không nên để những người già mắc chứng ảo giác sống một mình
Những người mắc bệnh ảo giác dễ sợ hãi, kích động, lo âu, thậm chí hoang tưởng nên rất nguy hiểm đến tính mạng  vì vậy không nên để họ sống cô đơn, một mình. Những người này cần được quan tâm chăm sóc về mọi mặt, kể cả ăn uống, thuốc thang cho đến những tình huống cần  được cấp cứu gấp. Nếu cần có thể đưa những người này vào các trung tâm điều trị chuyên nghiệp hoặc được kiểm tra sức khỏe, cấp thuốc cũng như các khuyến cáo thường xuyên.
Hội chứng Chalres Bonnet Syndrome (CBS)
CBS là căn bệnh nói về tình trạng sức khỏe của các bệnh nhân mắc bệnh về thị lực, từ đó phát sinh ra những hiện tượng về ảo giác. Đây cũng là căn bệnh thường gặp ở nhóm người cao niên mắc bệnh nghiêm trọng về mắt. Nếu bị hội chứng CBS thì nguy cơ bị ảo thị rất cao, tuy nhiên mức độ mắc bệnh còn tùy thuộc vào sức khỏe của từng người. Trước tiên những người này sẽ nhìn thấy những dòng kẻ ngang trên những đồ vật mà họ nhìn thấy (gọi là trường thị giác) hoặc chim bay, đồ vật bay trước mắt mà thực tế chẳng có gì. Ngoài ra còn yếu tố khách quan tác động, ví dụ ánh sáng tự nhiên mờ ảo làm tăng, giảm chứng ảo giác vì vậy mà những người mắc bệnh thị lực càng nặng thì chứng ảo thị lại càng nan y, trầm trọng.
Ảo giác và ảo tưởng
Nhóm người cao tuổi có rủi ro mắc chứng ảo giác là rất cao. Nhẹ thì ảo mộng, suy giảm thị lực, mê sảng, suy giảm trí nhớ và nặng thì thấy những ánh hào quang, ngất xỉu, đau nửa đầu và ảo tưởng liên tục. Điều quan trọng là cần khám và giải mã những bí ẩn của chứng gián đoạn cảm giác và ảo giác thực. Ngoài ra, cũng phải phân biệt giữa ảo giác thực và bệnh ảo tưởng. Riêng ảo tưởng là căn bệnh thường gặp ở nhóm người mắc bệnh rối loạn tâm thần và “cặp” với căn bệnh ảo giác. Tuy nhiên, chứng ảo tưởng này không phải là dạng bệnh rối loạn ảo giác mà nó liên quan đến trí óc, tâm trí cũng như quá trình suy nghĩ của người bệnh.
Làm gì để giảm thiểu bệnh ảo giác ở người già?
Ảo giác là căn bệnh chứa đựng nhiều bí ẩn đến nay chưa khám phá hết nên kết quả điều trị vẫn còn hạn chế, vì vậy việc phòng bệnh đóng vai trò quan trọng. Trong trường hợp này bác sĩ thường khám để tìm ra nguyên nhân gây bệnh như nhiễm trùng nặng, cơ thể mất nước, bị ngộ độc, đường huyết giảm, bị động kinh, bị bệnh tim mạch, bị chấn thương hoặc có u ở não... Tùy theo trạng thái sức khỏe tâm thần của người bệnh, bác sĩ có thể khuyến cáo cách điều trị như: dùng thuốc an thần, thuốc bổ não hoặc chuyển họ tới bác sĩ chuyên khoa.
KHẮC NAM
Theo LSC- 1/2013

Thời tiết và bệnh hô hấp

Thời tiết đang mát mẻ rồi nhiệt độ lại đột ngột tăng cao trong những ngày qua là nguyên nhân khiến cho nhiều trẻ mắc bệnh hô hấp. Điều đáng lo ngại là rất nhiều bà mẹ cho rằng khi trẻ bị ho, sốt, sổ mũi, nghẹt mũi... là điều bình thường chỉ cần mua thuốc về cho con uống là được. Lại cũng có  những bà mẹ khi thấy con bị ho là ngay lập tức cho con uống kháng sinh. Theo BS.CKII Nguyễn Thị Kim Thoa – Trưởng khoa Nội Tổng quát 1, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM, đây là những sai lầm của các bậc cha mẹ. Và điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe của trẻ.
Sau giấc ngủ trưa, bé Trần Anh Nhật, 2 tuổi, con chị Nguyễn Kiều Oanh ngụ tại quận Phú Nhuận, TP.HCM, bỗng dưng bị ho liên tục. Mấy tiếng sau, chồng chị ra tiệm thuốc mua thuốc cảm cho con vì cho rằng con chị bị cảm lạnh. Không sốt sắng đi mua thuốc cho con uống ngay khi con vừa bị ho như chị Oanh, chị Đoàn Thủy Tiên, ngụ tại quận Tân Bình, lại đang thẫn thờ nhìn con nằm li bì trên giường bệnh mà nguyên nhân là do chị chủ quan khi thấy con ho, sổ mũi kéo dài nhưng không đưa con đi khám và giờ bé bị viêm phổi nặng.
Thời tiết thất thường, trẻ dễ mắc bệnh hô hấp 1
Ảnh minh họa
BS. Nguyễn Thị Kim Thoa cho biết, nhiệt độ thay đổi liên tục khiến trẻ rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Nếu thời tiết se lạnh cần phải giữ ấm cho trẻ, đặc biệt với trẻ dưới 3 tuổi nên giữ ấm cổ, chân vào sáng sớm và tối bằng cách quàng một chiếc khăn hay đi vớ cho trẻ. Ngược lại khi thời tiết quá nóng, nên cho trẻ mặc đồ thoáng mát. Không nên để trẻ nằm lâu trong phòng máy lạnh và cần tránh cho trẻ nằm ngay luồng gió của máy lạnh. Có nhiều trẻ vẫn thường ra vô phòng máy lạnh thường xuyên, điều này cũng cần phải tránh vì cơ thể trẻ không kịp thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ liên tục nên rất dễ mắc bệnh.
 BS. Nguyễn Thị Kim Thoa khuyến cáo, cha mẹ tuyệt đối không tự ý dùng thuốc cho trẻ. Nhiều cha mẹ khi thấy con ho là cho uống kháng sinh ngay. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm. Tương tự, nhiều bà mẹ khi thấy con ho đã cho con uống thuốc ức chế ho. Ho là một phản xạ sinh lý có tính bảo vệ cơ thể, giúp làm sạch đường thở, tống xuất đàm, dịch tiết hoặc vật lạ lọt vào đường hô hấp. Vì thế thuốc ức chế cơn ho chỉ dùng khi trẻ ho khan, ho quá mức gây mệt, nôn ói, mất ngủ và dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ. Khi trẻ chảy mũi quá nhiều cần phải xịt thuốc mũi hay nhỏ thuốc mũi cho trẻ. Tuy nhiên, thuốc này cần phải được bác sĩ chuyên khoa kê toa.
Cũng cần phải lưu ý với những bệnh nhi bị hen phế quản, viêm phế quản cấp, trẻ quá nhỏ cần phải tuân thủ theo đơn của bác sĩ, tuyệt đối không tự mua bất kỳ loại thuốc ho nào cho trẻ uống. Một sai lầm cũng rất thường gặp ở các bà mẹ là ngừng cho trẻ uống thuốc khi trẻ vừa đỡ bệnh. Vì cho rằng kháng sinh có hại cho trẻ nên nếu bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh cho trẻ 5 ngày song thấy sau 2 ngày trẻ uống thuốc bệnh đã đỡ nên phụ huynh cũng liền dừng dùng thuốc. Trên thực tê, lúc này vi khuẩn có thể mới chỉ bị tiêu diệt một phần hoặc bị yếu đi chứ chưa bị loại trừ hoàn toàn. Vì thế, nếu bỏ thuốc, rất có thể chúng sẽ phục hồi lại và tiếp tục gây bệnh.
Phải đặc biệt quan tâm đến trẻ nhỏ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính vì trẻ sẽ rất dễ bị biến chứng viêm phổi. Khi trẻ bị viêm phổi nếu không phát hiện kịp thời để điều trị sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Các bậc cha mẹ có thể nhận biết trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính với những triệu chứng như ho, sốt, khó thở, thở nhanh hoặc thở khác thường, đau họng, chảy nước mũi, chảy mũ tai… Riêng trẻ bị viêm phổi sẽ có biểu hiện là ho và thở nhanh.

Điểm mới tuyển sinh năm 2013

Năm 2013, kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy về cơ bản giữ ổn định như năm 2012 trở về trước theo giải pháp “3 chung”. Thời hạn xét tuyển bắt đầu từ ngày 20/8/2013, kết thúc ngày 30/10/2013.
Sau hội nghị tuyển sinh ĐH, CĐ được tổ chức vào cuối tháng 1/2013, vừa qua Bộ GD-ĐT đã họp và quyết định đưa ra những kết luận về công tác tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi văn Ga vừa ký văn bản hướng dẫn phương hướng, nhiệm vụ công tác tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013 gửi các trường.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2013 về cơ bản giữ ổn định như năm 2012 trở về trước theo giải pháp “3 chung”. Tuy nhiên, có một số điều chỉnh, bổ sung.
Kỳ thi CĐ, ĐH năm 2013 vẫn theo giải pháp “3 chung” (ảnh minh họa)
Kỳ thi CĐ, ĐH năm 2013 vẫn theo giải pháp “3 chung” (ảnh minh họa)
Bổ sung phần đăng ký dự thi liên thông trong hồ sơ đăng ký
Thí sinh dự thi liên thông lên CĐ hoặc ĐH chính quy phải nộp hồ sơ ĐKDT theo khối thi của ngành thí sinh đăng ký học liên thông, dự thi theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT, được xét tuyển theo nguyện vọng học liên thông đã ghi trong hồ sơ đăng ký dự thi vào trường cao đẳng hoặc trường đại học.
Hồ sơ cũng có phần để thí sinh dự thi liên thông CĐ, ĐH chính quy được ghi
Hồ sơ ĐKDT thêm nội dung đăng ký dự thi liên thông
Hồ sơ ĐKDT thêm nội dung đăng ký dự thi liên thông
Đối tượng học sinh được tuyển thẳng
Theo đó, tuyển thẳng học sinh tham gia tập huấn đội tuyển dự thi Olympic khu vực và quốc tế; học sinh trong đội tuyển tham dự hội thi sáng tạo khoa học kĩ thuật quốc tế đã tốt nghiệp trung học phổ thông. Nếu chưa tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ được bảo lưu sau khi tốt nghiệp.

Điểm trúng tuyển đợt xét tuyển sau không thấp hơn điểm trúng tuyển đợt xét tuyển trước
Điểm trúng tuyển được xác định theo nguyên tắc: điểm trúng tuyển đợt xét tuyển sau không thấp hơn điểm trúng tuyển đợt xét tuyển trước. Các trường có thể thực hiện nhiều đợt xét tuyển, bắt đầu từ ngày 20/8/2013, thời gian xét tuyển mỗi đợt là 20 ngày, tính từ ngày thông báo xét tuyển. Thời hạn kết thúc việc xét tuyển là ngày 30/10/2013.
Thí sinh được cấp 3 giấy chứng nhận kết quả thi
Năm 2013, thí sinh không trúng tuyển vào trường dự thi, nhưng có kết quả thi từ điểm sàn cao đẳng trở lên (không có môn nào bị điểm 0) sẽ được cấp 3 giấy chứng nhận kết quả thi có dấu đỏ. Thí sinh có kết quả thi dưới điểm sàn được cấp phiếu báo điểm.
Cả hai loại Giấy này đều phải đóng dấu đỏ của trường để thí sinh có thể sử dụng đăng ký xét tuyển vào trường ĐH, CĐ hoặc TCCN. Chỉ in điểm các môn thi chưa nhân hệ số.
Năm nay, Bộ GD – ĐT cũng quyết định thí sinh chỉ được đăng ký xét tuyển khi nộp bản gốc giấy chứng nhận kết quả thi. Đây là điểm khác biệt so với năm 2012.
Thí sinh được cấp 3 giấy chứng nhận kết quả thi (Ảnh minh họa)
Thí sinh được cấp 3 giấy chứng nhận kết quả thi (Ảnh minh họa)
Tuy các trường chỉ nhận bản gốc nhưng thí sinh có thể rút hồ sơ nộp sang trường khác xét tuyển nếu muốn thay đổi nguyện vọng.
Đối với thí sinh dự thi liên thông theo đề thi chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kết quả thi được sử dụng để xét tuyển theo chỉ tiêu đào tạo liên thông của trường.
Nếu không trúng tuyển được xét tuyển vào học liên thông các trường khác, cùng khối thi, trong vùng tuyển và đáp ứng được yêu cầu của trường cần tuyển.
Thời gian xét tuyển kết thúc ngày 30/10/2013
Sơ với năm 2012,  mùa tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013 kết thúc sớm hơn 1 tháng. Cụ thể, thời hạn xét tuyển bắt đầu từ ngày 20/8/2013, kết thúc ngày 30/10/2013.
Các trường có ngành năng khiếu, nhưng không tổ chức thi vào các ngành này theo đề thi riêng, thì được xét tuyển thí sinh trong vùng tuyển, đã dự thi ngành đó tại các trường khác, có các môn văn hoá thi theo đề chung của Bộ GD-ĐT.
Các trường đại học có đào tạo hệ cao đẳng, các trường cao đẳng thuộc các đại học, nếu không tổ chức thi tuyển sinh riêng cho hệ này, được xét tuyển thí sinh đã dự thi theo đề thi chung của Bộ GD&ĐT có cùng khối thi, trong vùng tuyển qui định của trường.
Các trường dùng chung đề thi đại học, cao đẳng và sử dụng chung kết quả thi chủ động trong việc xét tuyển theo nguyên tắc: Các trường có thể xác định điểm trúng tuyển theo khối thi, theo ngành học hoặc điểm trúng tuyển chung. Điểm trúng tuyển chưa nhân hệ số không được thấp hơn điểm sàn;
Điểm trúng tuyển đợt xét tuyển sau không thấp hơn điểm trúng tuyển đợt xét tuyển trước; Xét tuyển thí sinh có kết quả thi từ điểm cao trở xuống cho đủ chỉ tiêu; Chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các nhóm đối tượng là 1,0 điểm và giữa các khu vực là 0,5 điểm (trừ các trường ĐH, CĐ đóng trên địa bàn các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ có quy định riêng).

Tuyển sinh y khoa năm 2013

1. Thông tin tuyển sinh ngành y sỹ đa khoa chính quy năm 2013

a. Tuyển sinh y sỹ đa khoa chính quy hệ 2 năm

-  Ngành đào tạo: Y sĩ đa khoa chính quy.
- Đối tượng tuyển sinh: là học sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc Bổ túc văn hoá (BTVH).
- Hình thức tuyển sinh: xét tuyển  học bạ THPT hoặc BTVH

Chương trình y sỹ đa khoa chính quy 2013
- Thời gian đào tạo: 02 năm

b. Tuyển sinh y sỹ đa khoa chính quy hệ 1 năm (học ngoài giờ HC)

- Ngành đào tạo: Y sỹ đa khoa hệ chính quy
- Đối tượng: Là học viên đã tốt nghiệp THPT, đồng thời đã tốt nghiệp TCCN trở lên một ngành học bất kỳ.
- Thời gian học: 01 năm, lịch học được bố trí linh hoạt ngoài giờ hành chính.

2. Hồ sơ xét tuyển ngành y sỹ đa khoa gồm có :

- Phiếu đăng ký tuyển sinh: Dán ảnh có xác nhận và đóng dấu của địa phương, bao gồm:  Phiếu số 1 + Phiếu số 2
- Bản sao bằng tốt nghiệp THPT, THBT hoặc tương đương (có công chứng); (Bản sao bảng điểm, bằng tốt nghiệp TCCN nếu theo học chương trình chuyển đổi 01 năm)
- Bản sao học bạ THPT, THBT hoặc tương đương (có công chứng)
- Bản sao giấy khai sinh
- Bản phô tô chứng minh thư nhân dân
- 4 ảnh (3×4),mặt sau ghi rõ họ, tên, ngày sinh (cho vào phong bì)
- Giấy chứng nhận đối tượng ưu tiên (nếu có)

3. Địa điểm nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển y sỹ đa khoa:

-   Phòng tuyển sinh  Trường trung cấp Dược Hà Nội
-  Địa chỉ: Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội (Phòng B304B)
Điện thoại:  04.6672.9846

Học sinh có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi hồ sơ về văn phòng tuyển sinh qua đường bưu điện.
Ghi chú:  Hồ sơ được bán trực tiếp tại Phòng tuyển sinh. Có lớp học buổi tối các ngày trong tuần hoặc vào thứ 7+ CN hàng tuần.